Thứ Ba, 12 tháng 4, 2022

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TẠM NGỪNG KINH DOANH

 Thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh tuy không khó nhưng nếu doanh nghiệp không nắm rõ được các thủ tục và hồ sơ thì sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh nhiều biến động như hiện nay. Bài viết dưới đây, EasyCA sẽ cung cấp cho anh chị cũng như doanh nghiệp thông tin đầy đủ về thủ tục tạm ngừng kinh doanh mới nhất 2022.

1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP, tạm ngừng kinh doanh có thể hiểu là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại Khoản 1, Điều 206 Luật Doanh nghiệp.

Ngày doanh nghiệp chuyển sang tình trạng pháp lý tạm ngừng kinh doanh cũng là ngày doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh với cơ quan trực thuộc. Ngày kết thúc tình trạng tạm ngừng kinh doanh là ngày doanh nghiệp đã thông báo hoặc đã đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn kết thúc.


2. Điều kiện tạm ngừng kinh doanh là gì?

Điều kiện 1: Doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế (MST) trong thời điểm đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Nếu doanh nghiệp vi phạm một số lỗi như không kinh doanh tại trụ sở đã đăng ký, không hoạt động kinh doanh thực tế, kê khai thuế không đầy đủ, nộp chậm,… thì có thể bị thu hồi MST bởi chi cục thuế. Nếu gặp phải trường hợp này thì doanh nghiệp phải làm thủ tục khôi phục MST đã bị đóng.

Điều kiện 2: Doanh nghiệp làm thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh

Doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thời gian thực hiện thủ tục thông báo ở nội dung dưới đây.

3. Thời gian thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh mới nhất 2022

Đối với doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc

Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020, hạn thông báo bằng văn bản về tình trạng tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp cho cơ quan kinh doanh là 03 ngày làm việc.

Với hộ kinh doanh

Tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp hộ kinh doanh muốn tạm ngừng kinh doanh trên 30 ngày thì bắt buộc phải gửi hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trước hạn 03 ngày làm việc.


4. Mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp

– Đối với công ty TNHH 1 thành viên:

  • Thông báo tạm ngừng kinh doanh: 1 bản;
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh công ty: 1 bản;
  • Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài): 1 bản;

– Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

  • Thông báo tạm ngừng kinh doanh: 1 bản;
  • Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty về việc tạm ngừng kinh doanh: 1 bản;
  • Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài): 1 bản;

– Công ty Cổ phần:

  • Thông báo tạm ngừng kinh doanh: 1 bản;
  • Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty về việc tạm ngừng kinh doanh: 1 bản;
  • Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài): 1 bản;

– Công ty hợp danh:

  • Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài): 1 bản;

5. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với cơ quan thuế là gì?

– Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh đầy đủ

Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp cần chuẩn bị và soạn thảo tài liệu hồ sơ theo các mục trên.

Lưu ý: Hồ sơ sẽ bao gồm một nội dung về lý do tạm ngừng kinh doanh,

Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh mà bạn đọc và doanh nghiệp cần biết. Mong rằng bài viết trên đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Mọi thông tin cần hỗ trợ về chữ ký số EasyCA khách hàng liên hệ theo Hotline: 1900 56 56 53 / 1900 57 57 54

0 nhận xét: