Hiện nay, để thực hiện được các giao dịch trên môi trường điện tử như ký kết, khai báo, giao dịch thì việc sử dụng chữ ký số được xem là giải pháp tiện dụng và bảo mật nhất. Trong đó, có hai loại chữ ký số được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất đó chính là chữ ký số Token và chữ ký số HSM.
Bài viết dưới đây giúp doanh nghiệp định nghĩa được rõ hơn về chữ ký số HSM là gì cũng như các điều cần biết về chữ ký số HSM.
1. Chữ ký số HSM là gì?
Đầu tiên, HSM được viết tắt bởi Hardware Security Module, là một loại thiết bị vật lý được dùng để bảo vệ và quản lý các cặp khóa chứng thư số cho các ứng dụng có tính xác thực mạnh và xử lý mật mã. Về mặt hình thức thì HSM được sản xuất dưới dạng một card PCI cắm vào máy tính hoặc là một thiết bị phần cứng độc lập có kết nối internet.
Chữ ký số HSM được hiểu là loại chữ ký số sử dụng công nghệ HSM để lưu trữ cặp khóa điện tử, sử dụng các giao thức mạng để truyền nhận và xử lý lệnh ký.
2. Ưu điểm của chữ ký số HSM
Chữ ký số HSM là một trong những loại chữ ký số được sử dụng khá phổ biến, cùng điểm danh những đặc điểm của loại chữ ký số này:
– Khả năng xác thực danh tính: Chữ ký số HSM sử dụng thiết bị phần cứng HSM để tạo ra và bảo vệ cặp khóa (bao gồm khóa bí mật và khóa công khai). Vì vậy, thông qua chữ ký số HSM có thể xác thực được danh tính chủ nhân của chữ ký;
– Đảm bảo tính toàn vẹn cho văn bản, hợp đồng, tài liệu đã ký trên môi trường điện tử;
– Tính linh hoạt: Khác với chữ ký số USB Token chỉ hỗ trợ một người tại một thời điểm, chữ ký số HSM linh hoạt hơn trong việc phân quyền và ký số cùng một lúc nhanh chóng, dễ dàng;
– Tính tiện lợi: Thay vì việc phải mang theo chữ ký số bên người thì chữ ký số HSM có thể hỗ trợ ký số trực tuyến thông qua tài khoản online kết nối mà nó tạo ra;
– Ký tự động: Chữ ký số HSM được cấu tạo bởi module bảo mật phần cứng đạt chuẩn FIPS 140-2, cho khả năng thực hiện ký số lên đến 1200 lượt ký/giây. Đó là lý do giúp chữ ký số HSM có thể đáp ứng được việc ký tự động nhiều và nhanh;
3. Chức năng của chữ ký số HSM
Về cơ bản, các chữ ký số HSM đều đảm bảo các chức năng như sau:
– Đảm bảo giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay (đối với cá nhân) và con dấu (đối với tổ chức và doanh nghiệp);
– Có thể sử dụng thay thế và có giá trị pháp lý như chữ ký tay trong tất cả các giao dịch trên môi trường điện tử, ví dụ: ký số hóa đơn điện tử, ký hợp đồng điện tử, khai BHXH điện tử, kê khai thuế điện tử, khai Hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng, mua bán qua mạng,…
– Chữ ký số HSM có chức năng thực hiện ký số tự động;
– Chữ ký số HSM có thể hỗ trợ phân quyền dễ dàng cho các bộ phận liên quan để thực hiện ký số cùng lúc;
4. Ứng dụng của chữ ký số HSM
– Đối tượng sử dụng chữ ký số HSM:
Chữ ký số HSM có những đặc tính ưu việt, đáp ứng nhu cầu ký số của nhiều doanh nghiệp và đảm bảo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đây là thiết bị đặc biệt phù hợp với các đối tượng sau:
- Doanh nghiệp/tổ chức có yêu cầu về việc ký số nhiều, ký tự động hoặc phân quyền ký số theo các chức vụ phù hợp (dùng chung 1 chứng thư số của doanh nghiệp hay tổ chức đó);
- Phù hợp với các doanh nghiệp và tổ chức lớn, có quy mô và cơ sở hạ tầng hiện đại để chứ HSM;
– Tính ứng dụng:
Nếu USB Token là loại chữ ký số truyền thống và được nhiều người biết đến thì chữ ký số HSm có điểm mạnh về tốc độ ký và chức năng ký tập trung.
Chữ ký số HSM được sử dụng để thực hiện ký số hầu hết các giao dịch điện tử như: Ký hóa đơn điện tử, kê khai thuế, khai hải quan, hồ sơ bệnh án, thanh toán online, mua hàng trực tuyến, internet banking,…
Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, để sử dụng được hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp bắt buộc phải có chữ ký số. Tùy thuộc vào nhu cầu và quy mô hoạt động mà tổ chức/doanh nghiệp có thể lựa chọn loại chữ ký số khác nhau.
>> MUA NGAY CHỮ KÝ SỐ EASYCA <<<
Hotline: 0981 772 388 – 1900 56 56 53
Email: contact@softdreams.vn
Website: https://easyca.vn
0 nhận xét: